👉 👉 03 điểm mới về sổ đỏ áp dụng từ ngày 01/9/2021

Theo Thông tư 09/2021/TT-BTNMT, có 03 điểm mới liên quan đến Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sổ đỏ) áp dụng từ ngày 01/9/2021.


03 điểm mới về 'sổ đỏ' áp dụng từ ngày 01/9/2021

03 điểm mới về ‘sổ đỏ’ áp dụng từ ngày 01/9/2021

1. Về trường hợp đăng ký biến động được cấp Giấy chứng nhận

Theo khoản 2, 3 Điều 1 Thông tư 09/2021, bổ sung thêm trường hợp đăng ký biến động được cấp Giấy chứng nhận gồm:

– Thửa đất được tách ra để cấp riêng Giấy chứng nhận đối với trường hợp Giấy chứng nhận đã được cấp chung cho nhiều thửa.

– Thay đổi diện tích đất ở trong thửa đất có vườn, ao gắn liền với nhà ở do xác định lại diện tích đất ở theo quy định.

2. Về mã vạch của Giấy chứng nhận 

Theo quy định hiện hành (Điều 15 Thông tư 23/2014), mã vạch được in tại cuối trang 4 khi cấp Giấy chứng nhận.

Cấu trúc mã vạch dưới dạng MV = MX.MN.ST.

Trong đó, MX là mã đơn vị hành chính cấp xã nơi có thửa đất, được thể hiện theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ về danh mục và mã số các đơn vị hành chính Việt Nam; trường hợp cấp Giấy chứng nhận cho khu đất nằm trên nhiều đơn vị hành chính cấp xã thì ghi theo mã của xã có phần diện tích lớn nhất;

Nay Khoản 1 Điều 1 Thông tư 09/2021 bổ sung: Trường hợp cấp huyện không có đơn vị hành chính cấp xã thì mã đơn vị hành chính cấp xã (MX) được thay thế bằng mã của đơn vị hành chính cấp huyện theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ về danh mục và mã số các đơn vị hành chính Việt Nam. 

(Nội dung bổ sung này phù hợp với thực tiễn vì hiện nay nhiều đơn vị hành chính cấp huyện không có đơn vị hành chính cấp xã như Côn Đảo (Bà Rịa – Vũng Tàu) và Lý Sơn (Quảng Ngãi)).

Trường hợp cấp Giấy chứng nhận thuộc thẩm quyền của UBND cấp tỉnh thì ghi thêm mã của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo quy định vào trước mã của xã, phường, thị trấn nơi có đất hoặc trước mã của đơn vị hành chính cấp huyện nơi có đất đối với cấp huyện không có đơn vị hành chính cấp xã.

3. Về nội dung xác nhận thay đổi vào cấp Giấy chứng nhận đã cấp

– Khoản 4 Điều 1 Thông tư 09/2021 sửa đổi, bổ sung khoản 16 Điều 18 Thông tư 23/2014 (tặng cho một phần/toàn bộ thửa đất để làm đường giao thông, thủy lợi hoặc công trình công cộng khác) như sau:

+ Trường hợp Nhà nước thu hồi một phần diện tích của thửa đất để được cấp Giấy chứng nhận thì Giấy chứng nhận đã cấp được ghi “Nhà nước thu hồi… m2, diện tích còn lại là… m2 có số hiệu thửa là…, tài sản gắn liền với đất còn lại là… (ghi đối với trường hợp đã chứng nhận quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất), theo hồ sơ số… (ghi mã hồ sơ thủ tục đăng ký)”.

+ Trường hợp người sử dụng đất tặng cho một phần diện tích của thửa đất trên Giấy chứng nhận đã cấp cho một thửa đất để làm đường giao thông, thủy lợI hoặc công trình công cộng khác thì Giấy chứng nhận đã cấp được ghi “Đã tặng cho … m2 để làm… (đường giao thông hoặc thủy lợi hoặc công trình công cộng khác) theo (ghi tên và ngày tháng năm ký văn bản về việc tặng cho đất); diện tích còn lại là … m2”;

Trường hợp người sử dụng đất tặng cho toàn bộ thửa đất thì Giấy chứng nhận đã cấp được ghi “Đã tặng cho toàn bộ thửa đất để làm… (đường giao thông hoặc thủy lợi hoặc công trình công cộng khác) theo… (ghi tên và ngày tháng năm ký văn bản về việc tăng cho đất)”.

+ Trường hợp người sử dụng đất tặng cho một phần diện tích của một hoặc một số thửa đất, tặng cho một thửa đất hoặc một số thửa đất trên Giấy chứng nhận đã cấp chung cho nhiều thửa đất để làm đường giao thông, thủy lợi hoặc công trình công cộng khác thì Giấy chứng nhận đã cấp được ghi “Đã tặng cho … m2 thuộc thửa đất số … tờ bản đồ số… (ghi lần lượt diện tích, số hiệu thửa đất, số tờ bản đồ địa chính của từng thửa đất) để làm… (đường giao thông hoặc thủy lợi hoặc công trình công cộng khác) theo… (ghi tên và ngày tháng năm ký văn bản về việc tặng cho đất), diện tích còn lại là … m2 của thửa đất số … tờ bản đồ số,.. (ghi lần lượt diện tích còn lại, số hiệu thửa đất, số tờ bản đồ địa chính của từng thửa đất đã tặng cho)”; trường hợp người sử dụng đất tặng cho toàn bộ các thửa đất trên Giấy chứng nhận cấp chung cho nhiều thửa đất thì Giấy chứng nhận đã cấp được ghi “Đã tặng cho toàn bộ các thửa đất để làm… (đường giao thông hoặc thủy lợi hoặc công trình công cộng khác) theo… (ghi tên và ngày tháng năm ký văn bản về việc tặng cho đất)”.

(Hiện hành, khoản 16 Điều 18 Thông tư 23/2014, chỉ hướng dẫn cách ghi trong trường hợp tự nguyện hiến một phần diện tích của thửa đất để làm đường giao thông, thủy lợi hoặc công trình công cộng khác).

– Khoản 5 Điều 1 Thông tư 09/2021 bổ sung cách ghi khi có thửa đất được tách ra để cấp riêng Giấy chứng nhận:

Trường hợp trên Giấy chứng nhận đã cấp chung cho nhiều thửa đất, có thửa đất được tách ra để cấp riêng một Giấy chứng nhận thì trên Giấy chứng nhận đã cấp ghi “Thửa đất… (ghi số thửa, số tờ bản đồ) diện tích…m2 được tách ra để cấp riêng Giấy chứng nhận; theo hồ sơ số… (ghi mã hồ sơ thủ tục đăng ký)”.

Thông tư 09/2021/TT-BTNMT có hiệu lực từ ngày 01/9/2021.

👉 👉 05 quy định mới từ 01/9/2021 mà người có nhà đất nên biết

1. Sửa quy định về các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất không phải xin phép nhưng phải đăng ký biến động đất đai

Thông tư 09/2021/TT-BTNMT sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 11 Thông tư  02/2015/TT-BTNMT (đã được sửa đổi bổ sung bởi Khoản 1 Điều 12 Thông tư 33/2017/TT-BTNMT) như sau:

Các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất không phải xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng phải đăng ký biến động, bao gồm:

– Chuyển đất trồng cây hàng năm sang đất nông nghiệp khác gồm: đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt; đất xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép; nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm;

– Chuyển đất trồng cây hàng năm khác, đất nuôi trồng thủy sản sang trồng cây lâu năm;

– Chuyển đất trồng cây lâu năm sang đất nuôi trồng thủy sản, đất trồng cây hàng năm;

– Chuyển đất ở sang đất phi nông nghiệp không phải là đất ở;

– Chuyển đất thương mại, dịch vụ sang các loại đất khác thuộc đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp (nội dung có sửa đổi); chuyển đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ, đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp sang đất xây dựng công trình sự nghiệp.

Có thể thấy nội dung sau sửa đổi như sau:

“Chuyển đất thương mại, dịch vụ sang các loại đất khác thuộc đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp” thì không phải xin phép nhưng phải đăng ký biến động đất đai.

Nội dung trước sửa đổi: “Chuyển đất thương mại, dịch vụ sang đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ” thì không phải xin phép nhưng phải đăng ký biến động đất đai.

Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp gồm đất khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất; đất thương mại, dịch vụ; đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp; đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản; đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm

Như vậy sau khi sửa đổi, đã loại trường hợp “Chuyển đất thương mại, dịch vụ sang đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp” khỏi danh sách các trường hợp không phải xin phép nhưng phải đăng ký biến động.

Điều này là phù hợp vì theo quy định tại điểm g Khoản 1 Điều 57 Luật đất đai 2013 thì “chuyển đất thương mại, dịch vụ, đất xây dựng công trình sự nghiệp sang đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp” là trường hợp phải xin phép khi chuyển mục đích. Hiện nay nội dung hướng dẫn không loại trừ trường hợp này là trái với quy định của Luật đất đai 2013.

05 quy định mới về sổ đỏ, chuyển mục đích sử dụng đất

2. Sắp tới, xin cấp sổ đỏ không cần bản sao CMND/CCCD/sổ hộ khẩu

Khoản 5 Điều 11 Thông tư 09/2021/TT-BTNMT  quy định:

Điều 11. Điều khoản thi hành

………….

5. Đối với trường hợp nộp hồ sơ thực hiện thủ tục đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất, cấp Giấy chứng nhận mà có yêu cầu thành phần là bản sao Giấy chứng minh nhân dân hoặc Giấy chứng minh quân đội hoặc thẻ Căn cước công dân hoặc sổ hộ khẩu hoặc giấy tờ khác chứng minh nhân thân thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ sử dụng dữ liệu từ cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư mà không yêu cầu người nộp hồ sơ phải nộp các giấy tờ này để chứng minh nhân thân trong trường hợp dữ liệu quốc gia về dân cư được chia sẻ và kết nối với dữ liệu của các ngành, các lĩnh vực (trong đó có lĩnh vực đất đai).

Như vậy, khi nào dữ liệu quốc gia về dân cư được chia sẻ và kết nối với dữ liệu của các ngành, các lĩnh vực (trong đó có lĩnh vực đất đai) thì làm làm thủ tục đề nghị cấp sổ đỏ không cần bản sao CMND/CCCD/sổ hộ khẩu

3. Bổ sung Biểu mẫu đăng ký cấp sổ đỏ (sử dụng cho trường hợp dồn điền, đổi thửa)

Khi nộp Hồ sơ chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân để thực hiện “dồn điền đổi thửa” được nộp chung cho các hộ gia đình, cá nhân chuyển đổi đất nông nghiệp :

– Hiện hành: Sử dụng Mẫu số 10/ĐK – Đơn đề nghị cấp lại, cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất ban hành kèm theo Thông tư 24/2014/TT-BTNMT

Mẫu số 10/ĐK

– Từ 01/9/2021: Sử dụng Mẫu số 04đ/ĐK –  Đơn đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (mẫu riêng sử dụng cho trường hợp dồn điền, đổi thửa) ban hành kèm theo Thông tư 09/2021/TT-BTNMT.

Mẫu số 04đ/ĐK

4. Bổ sung trường hợp được cấp Sổ đỏ mới khi đăng ký biến động

Theo khoản 2, 3 Điều 1 Thông tư 09/2021, bổ sung thêm trường hợp đăng ký biến động được cấp sổ đỏ gồm:

– Thửa đất được tách ra để cấp riêng sổ đỏ đối với trường hợp sổ đỏ đã được cấp chung cho nhiều thửa.

– Thay đổi diện tích đất ở trong thửa đất có vườn, ao gắn liền với nhà ở do xác định lại diện tích đất ở theo quy định.

👉 👉 03 điểm mới về sổ đỏ áp dụng từ ngày 01/9/2021

5. Sửa quy định về việc xác nhận những thay đổi vào sổ đỏ đã cấp

– Thay từ “hiến tặng” bằng từ “tặng cho” đối với trường hợp dùng để làm đường giao thông, thủy lợi hoặc công trình công cộng và đồng thời hướng dẫn cách ghi với 4 trường hợp:

+ Tặng cho một phần

+ Tặng cho toàn bộ

+ Tặng một phần của một hoặc một số thửa đất, tặng cho một thửa đất hoặc một số thửa đất trên sổ đỏ đã cấp chung cho nhiều thửa đất.

+ Tặng cho toàn bộ các thửa đất trên sổ đỏ cấp chung cho nhiều thửa đất

(Hiện tại Khoản 16 Điều 18 Thông tư 23/2014/TT-BTNMTchỉ hướng dẫn cách ghi 1 chung chung là hiến tặng mà không phân các trường hợp).

– Bổ sung cách ghi đối với trường hợp trên sổ đỏ đã cấp chung cho nhiều thửa đất, có thửa đất được tách ra để cấp riêng một sổ đỏ:

Trên sổ đỏ đã cấp ghi “Thửa đất… (ghi số thửa, số tờ bản đồ) diện tích…m2 được tách ra để cấp riêng Giấy chứng nhận; theo hồ sơ số… (ghi mã hồ sơ thủ tục đăng ký)”.”

Quý Nguyễn

👉 👉 Tôi có nên đầu tư bất động sản ‘ngộp’ chờ hết dịch thì bán không?


Được bạn rủ góp tiền đầu tư chung bất động sản “ngộp” với lý do mức sinh lời cao, trung bình trên 25%. Tôi có nên cùng tham gia ‘săn’ đầu tư loại bất động sản này ngay bây giờ để hết dịch bán kiếm lời?

Chỉ 5 phút có ngay tài khoản, nhận quà tặng tới 250.000 VNDTechcombank Tài trợ

Tôi có nên đầu tư bất động sản ‘ngộp’ chờ hết dịch thì bán không?

Anh Tiến Dũng (Hà Nội) có 1 tỷ đồng và được người bạn rủ góp vốn cùng ‘săn’ bất động sản của những người đang “cắm” bất động sản vào ngân hàng để vay tiền kinh doanh, nhưng thời gian thanh toán đến và chủ sở hữu không có khả năng đáo hạn.

Tôi có nên đầu tư bất động sản ‘ngộp’ chờ hết dịch thì bán không? - Ảnh 1.

Bất động sản ‘ngộp’ có thực sự sinh lời cao để đầu tư lúc này?

Anh Dũng cho hay, người bạn của anh nói, những trường hợp đó thường bán đất trước thời gian đáo hạn với giá rẻ hơn thị trường từ 10% trở lên. Do đó, nếu đầu tư vào đất “ngộp” sẽ có mức sinh lời trung bình trên 25%.

Trong khi đó, với lãi suất ngân hàng như thời điểm hiện tại đã giảm thấp, nếu gửi tiền vào ngân hàng thì số tiền lãi không nhiều. Vì thế nếu đầu tư vào đất đang được chủ rao bán gấp thì mức sinh lời cao hơn nhiều so với gửi tiền ngân hàng.

“Trước những phân tích của bạn tôi, tôi rất băn khoăn liệu đầu từ vào bất động sản “ngộp” thực sự sẽ sinh lời cao như bạn tôi nói? Tôi có nên góp vốn cùng bạn đầu tư vào bất động sản “ngộp” lúc này hay không?”, anh Dũng đưa ra câu hỏi.

Chuyên gia kinh tế tài chính Đinh Thế Hiển cho hay, bất động sản “ngộp” tức là chủ sở hữu đang bị “kẹt” nợ ngân hàng rất lớn và họ cần bán, nếu không thì ngân hàng xiết luôn.

“Ngân hàng đang nắm hồ sơ giấy tờ, chúng ta nghĩ rằng làm việc với ngân hàng hoặc mua qua đấu giá là ổn rồi. Nhưng mỗi trường hợp đều khác nhau. Với bất động sản “ngộp”, phải xem xét kỹ về pháp lý, quyền mua và vấn đề thanh toán. Có nhiều trường hợp, tôi thấy giao dịch dạng như vậy, cuối cùng gặp trục trặc về giấy tờ”, ông Hiển nói.

Theo ông Hiển, nhà đầu tư nên ‘né’ bất động sản “ngộp” trong giai đoạn này, nếu không chuyên trong lĩnh vực đó. Ngay cả cán bộ tín dụng ngân hàng đang nắm thông tin về một bất động sản “ngộp” nào đó và họ giới thiệu ra, thì khoản chênh lệch lời cũng không đủ hấp dẫn để chúng ta chấp nhận rủi ro.

“Bất động sản ‘ngộp’ chỉ dành riêng cho những người chuyên “săn” sản phẩm này và họ có dòng tiền nhanh để luân chuyển qua lại. Còn nếu không chuyên thì nên đứng ở ngoài”, chuyên gia Đinh Thế Hiển lưu ý.

Cũng theo vị chuyên gia này, nếu các nhà đầu tư muốn ‘xuống tiền’ đầu tư bất động sản trong giai đoạn này cần chú ý đến 3 tiêu chí khi lựa chọn sản phẩm, đó là yếu tố pháp lý, địa điểm và giá cả.

Ông Hiển phân tích, hiện tại, ngoài việc mua vì nhu cầu thông thường, nhiều người còn mua vì cơ hội. Bởi khó khăn của người này là cơ hội của người khác. Tình hình chung khiến cho nhiều người đang ‘ôm’ bất động sản gặp khó khăn và phải bán, đó là cơ hội cho người mua.

Trên góc độ này, ông Hiển cho rằng, nên tìm những sản phẩm có giá trị lâu dài hoặc là sản phẩm nào giảm sâu hơn thì có thể mạnh dạn mua. Đặc biệt là với những bất động sản chỉ có cơ hội này mới giảm, chứ bình thường không giảm hoặc không bán, chẳng hạn như nhà phố.

“Nhà phố thường 7-8 tỷ trở lên mà số tiền đó không phải ai cũng có. Nhà phố đang bị khủng hoảng cho thuê, khiến người ta muốn giảm giá để bán. Trong giai đoạn bình thường, bạn thích căn nhà phố đó cũng không mua được, đó là sản phẩm người ta không mua để bán mà để dành lâu dài. Chỉ có cơ hội này, họ mới bán mà còn giảm giá”, ông Hiển phân tích.

Song chuyên gia cho rằng, tùy theo khẩu vị của mỗi người có thể chọn đất nền, căn hộ hay thậm chí là đất vùng xa để đầu tư nhưng phải lưu tâm 3 tiêu chí quan trọng là pháp lý, địa điểm và giá cả hợp lý. Xuất hiện tâm lý nhà đầu tư sợ bỏ lỡ cơ hội kiếm tiền nếu không mua bất động sản lúc này.

Theo Minh Thư

👉 👉 3 loại thuế phải nộp khi cho thuê nhà.


Khi cho thuê nhà, một trong những nghĩa vụ của bên cho thuê là phải nộp các loại thuế, phí. Dưới đây là cách tính thuế môn bài, thuế thu nhập cá nhân và thuế giá trị gia tăng mà bạn phải nộp khi cho thuê nhà.

  1. Thuế môn bài
  2. Đây là loại thuế mà hộ kinh doanh (chủ nhà cho thuê) phải đóng nếu có doanh thu hàng năm đạt trên mức 100 triệu đồng. Mức lệ phí môn bài phải nộp sẽ dựa vào số vốn điều lệ được ghi trên giấy phép kinh doanh và doanh thu bình quân hàng năm của hộ đó. Cụ thể, mức nộp lệ phí này được quy định trong khoản 2 Điều 4 Nghị định 139/2016/NĐ-CP như sau:
  3. Doanh thu Lệ phí phải nộp trên 500 triệu đồng/năm 1 triệu đồng/năm từ 300 – 500 triệu đồng500.000 đồng/nămTừ 100 – 300 triệu đồng300.000 đồng/năm
  4. Lưu ý, nếu doanh thu phát sinh từ việc cho thuê vào 6 tháng đầu năm thì cá nhân, hộ gia đình phải nộp thuế cho cả năm. Riêng hợp đồng thuê nhà phát sinh vào 6 tháng cuối năm (từ 01/07) thì mức thuế môn bài phải nộp bằng ½ số tiền thuế môn bài của cả năm. Ví dụ, bạn bắt đầu cho thuê nhà từ tháng 8, doanh thu bình quân ước tính đạt 120 triệu đồng/năm, thì mức thuế môn bài bạn phải nộp được tính bằng: (300.000) x (½) = 150.000 đồng.
  5. một bàn tay cầm bút, một bàn tay bấm máy tính
    Thuế môn bài là một trong những lệ phí phải nộp khi cho thuê nhà.
  6. 2. Thuế thu nhập cá nhân (TNCN) và thuế giá trị gia tăng (GTGT)
  7. Khoản 2 Điều 1 Thông tư 119/2014/TT-BTC quy định “Đối với hộ gia đình, cá nhân có tài sản cho thuê mà tổng số tiền cho thuê trong năm từ 100 triệu đồng trở xuống, hoặc tổng số tiền cho thuê trung bình 1 tháng trong năm từ 8,4 triệu đồng trở xuống thì không phải khai, nộp thuế TNCN, thuế GTGT và cơ quan thuế không thực hiện cấp hóa đơn lẻ đối với trường hợp này”.Ví dụ, ông A cho thuê nhà liên tục từ tháng 10/2018 đến hết tháng 12/2019, giá thuê 1 tháng là 10 triệu đồng. Khi đó, tổng số tiền cho thuê cũng như mức thuế TNCN và thuế GTGT mà ông A phải nộp được tính như sau:
  • Năm 2018, ông A cho thuê nhà 3 tháng (từ tháng 10 đến hết tháng 12) với doanh thu là: (3 tháng) x (10 triệu đồng) = 30 triệu đồng (<100 triệu đồng). Như vậy, năm 2018, ông A không phải nộp thuế TNCN và thuế GTGT đối với hoạt động cho thuê nhà.
  • Năm 2019, ông A cho thuê nhà 12 tháng (từ tháng 1 đến hết tháng 12) với doanh thu là: (12 tháng) x (10 triệu đồng) = 120 triệu đồng (>100 triệu đồng). Như vậy, năm 2019, ông A phải nộp thuế TNCN và thuế GTGT đối với hoạt động cho thuê nhà.


  1. Mức thuế TNCN và thuế GTGT khi đó sẽ được tính theo công thức sau:
    Thuế TNCN phải nộp = (Doanh thu) x (5%)Thuế GTGT phải nộp = (Doanh thu) x (5%)
  2. hai bàn tay cầm bút chỉ vào tờ giấy trên bàn
    Chủ nhà phải nộp 3 loại thuế để đủ điều kiện cho thuê nhà.
  3. 3. Lưu ý khi nộp thuế phí cho thuê nhà
  4. Trước tiên, chủ nhà phải hoàn thiện hồ sơ khai thuế để nộp cho Chi cục Thuế nơi có nhà cho thuê. Hồ sơ này bao gồm:
  • Hợp đồng cho thuê nhà
  • Chứng minh thư bản photo công chứng của chủ nhà
  • Tờ khai lệ phí môn bài
  • Tờ khai thuế cho thuê tài sản (theo mẫu 01/TTS được ban hành kèm theo Thông tư số 92/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính)
  • Phụ lục theo mẫu 01-1/BK-TTS
  • Bản chụp Giấy ủy quyền theo quy định của pháp luật (trường hợp ủy quyền cho đại diện hợp pháp thực hiện thủ tục khai, nộp thuế)
  1. Về thời hạn nộp hồ sơ khai thuế: Nếu chủ nhà khai thuế 1 lần theo năm, thì thời hạn nộp hồ sơ chậm nhất là ngày thứ 90 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch (thường là ngày 31/3). Nếu chủ nhà khai thuế theo kỳ hạn thanh toán, thì thời hạn nộp hồ sơ chậm chất là ngày thứ 30 của quý tiếp theo quý bắt đầu hoạt động cho thuê.Trường hợp bạn cho doanh nghiệp, tổ chức kinh tế thuê nhà, mà trong hợp đồng có thoả thuận về việc bên đi thuê nộp thuế thay chủ nhà, thì doanh nghiệp, tổ chức kinh tế đó sẽ có trách nhiệm khấu trừ thuế, khai thuế và nộp thuế thay cho bạn (bao gồm cả thuế GTGT và thuế TNCN). Linh Phương (TH)

👉 👉 Ai đủ điều kiện có ‘thẻ xanh COVID-19’ ở TP.HCM và được làm gì?


TTO – Theo dự thảo điều kiện sử dụng “thẻ xanh COVID-19” của Sở Y tế TP.HCM, khi thực hiện chỉ thị 16, người tiêm đủ 2 mũi vắc xin dưới 65 tuổi, không bệnh nền được đi siêu thị, bệnh viện, đi học, đi làm và công tác nội địa.

Ngày 8-9, Sở Y tế TP.HCM có tờ trình gửi UBND TP.HCM về việc ban hành kế hoạch phòng chống dịch sau 15-9. Theo tờ trình, Sở Y tế đưa phương án giãn cách xã hội gắn liền với “thẻ xanh COVID-19”. 

Cụ thể là TP từng bước nới lỏng các biện pháp giãn cách xã hội dựa trên đánh giá mức độ nguy cơ, số liệu giám sát dịch tễ và khả năng đáp ứng của ngành y tế để phục hồi sản xuất, cung ứng dịch vụ thiết yếu, lưu thông hàng hóa.

Người dân sử dụng “thẻ xanh COVID-19” tham gia các hoạt động lao động sản xuất và sinh hoạt xã hội tùy theo mức độ kiểm soát dịch.

Nhờ đó, TP sẽ phân loại các ngành nghề, đơn vị theo khả năng xuất hiện và bùng phát dịch, theo các tiêu chí an toàn để từng bước khôi phục hoạt động. 

Theo dự thảo điều kiện sử dụng “thẻ xanh COVID-19” mà Sở Y tế đưa ra, đối tượng được áp dụng là người đã được tiêm chủng đầy đủ theo khuyến nghị của hãng vắc xin và đủ thời gian để tạo kháng thể. Ví dụ là 2 tuần sau mũi 2 với vắc xin Pfizer, Moderna và AstraZeneca. Bên cạnh đó, người nhiễm bệnh trong vòng 6 tháng cũng là đối tượng được sử dụng “thẻ xanh COVID-19”.

Trong điều kiện thực hiện chỉ thị 15, F0 khỏi bệnh hoặc người tiêm đủ 2 mũi dưới 65 tuổi, không bệnh nền được tham gia các hoạt động tại nơi công cộng, được đi học, đi làm, đi du lịch hoặc đi công tác ở các tỉnh thành, nước ngoài. 

F0 khỏi bệnh hoặc người tiêm đủ 2 mũi trên 65 tuổi, có bệnh nền, suy giảm miễn dịch; người chỉ tiêm 1 mũi thì được tham gia các hoạt động nơi công cộng ngoài trời, được đi học, đi làm nhưng cần bố trí công việc hạn chế tiếp xúc nhiều người, có thể đi du lịch, đi công tác nội địa nhưng cần tuân thủ 5K, giữ khoảng cách 2m khi tiếp xúc trực tiếp.

Ai đủ điều kiện có thẻ xanh COVID-19 ở TP.HCM và được làm gì? - Ảnh 2.
Ai đủ điều kiện có thẻ xanh COVID-19 ở TP.HCM và được làm gì? - Ảnh 3.

Các hoạt động người có “thẻ xanh COVID-19” được thực hiện trong chỉ thị 15

Trong điều kiện thực hiện chỉ thị 16, F0 khỏi bệnh hoặc người tiêm đủ 2 mũi dưới 65 tuổi, không bệnh nền được tham gia các hoạt động nơi công cộng như siêu thị, bệnh viện, phòng khám…, được đi học, đi làm hoặc đi công tác nội địa. 

F0 khỏi bệnh hoặc người tiêm đủ 2 mũi trên 65 tuổi, có bệnh nền, suy giảm miễn dịch; người chỉ tiêm 1 mũi vắc xin hạn chế tham gia các hoạt động nơi công cộng, được đi học, đi làm nhưng cần bố trí công việc hạn chế tiếp xúc nhiều người, tuân thủ 5K và giữ khoảng cách tối thiểu 2m.

Ai đủ điều kiện có thẻ xanh COVID-19 ở TP.HCM và được làm gì? - Ảnh 4.
Ai đủ điều kiện có thẻ xanh COVID-19 ở TP.HCM và được làm gì? - Ảnh 5.

Các hoạt động người có “thẻ xanh COVID-19” được thực hiện trong chỉ thị 16

👉 👉 Từ Singapore tới Sydney, giá nhà đua nhau tăng vọt.


VTV.vn – Bất chấp làn sóng COVID-19 lây lan nhanh ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương, giá BĐS tại nhiều trung tâm tài chính lớn vẫn đang tăng vọt, một số nơi thậm chí tăng 37%.

Người mua nhà đang tận dụng các biện pháp kích thích kinh tế tiếp tục được chính phủ tung ra nhằm giảm bớt tác động của đại dịch. Trong khi đó, các nhà đầu tư quốc tế đang tìm kiếm nơi trú ẩn tài sản của họ trong bối cảnh đại dịch vẫn diễn biến phức tạp.

Để có bức tranh toàn cảnh về diễn biến của giá bất động sản, CNBC đã so sánh giá bán trung bình của các bất động sản từ 1-4 phòng ngủ tại 4 thành phố lớn trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương là Singapore, Seoul, Sydney và Đài Bắc.

Từ Singapore tới Sydney, giá nhà đua nhau tăng vọt - Ảnh 1.

Các so sánh dựa trên sự kết hợp của dữ liệu từ các chính phủ và những địa điểm bất động sản địa phương. Trong trường hợp của Seoul, thủ đô Hàn Quốc, nơi các bất động sản được tính bằng đơn vị địa phương “pyeong”, giá đã được quy đổi theo số phòng ngủ tương đương.

Để làm căn cứ so sánh, CNBC lấy giá nhà trung bình trên toàn quốc tại Mỹ vào tháng 7 là 385.000 USD, tăng 10% so với cùng kỳ năm trước, theo dữ liệu của realtor.com.

Ngoài ra, nêu lý do lựa chọn 4 thành phố trên, CNBC cho rằng 4 thành phố này đều là những trung tâm kinh doanh quốc tế theo đúng nghĩa, trong đó Singapore nổi bật là thành phố đắt đỏ nhất để sở hữu một căn hộ so với Seoul, Sydney và Đài Bắc.

Dưới đây là những lát cắt về giá bất động sản ở 4 thành phố theo đánh giá của CNBC.

Singapore

Là trung tâm tài chính của châu Á, Singapore nổi tiếng với những tòa nhà chọc trời và phí sinh hoạt cao. Do đó, không có gì ngạc nhiên khi giá bất động sản nơi đây thuộc hàng đắt đỏ bậc nhất trong số 4 thành phố mà CNBC nghiên cứu.

Từ Singapore tới Sydney, giá nhà đua nhau tăng vọt - Ảnh 2.

Giá bất động sản Singapore thuộc hàng đắt đỏ bậc nhất trong khu vực (Ảnh: Getty).

Theo dữ liệu trên trang bất động sản PropertyGuru trong 7 tháng đầu năm nay, giá bất động sản một đến 2 phòng ngủ ở các quận trung tâm giàu có của các bang có giá khoảng 1,03 triệu USD (gần 24 tỷ đồng). Trong khi đó, các bất động sản từ 3-4 phòng ngủ có giá gần 2,5 triệu USD (57,5 tỷ đồng).

Nhìn chung, giá căn hộ một và hai phòng ngủ trong năm tính đến hết tháng 7 vẫn tương đối ổn định. Tuy nhiên, giá bất động sản 3 phòng ngủ lại chứng kiến mức tăng đáng kể, hơn 5% so với cùng kỳ hàng năm, đặc biệt là tại các khu phố đáng mơ ước như Alexandra, Commonwealth, Chinatown và Tanjong Pagar.

Ông Tee Khoon Tan – Giám đốc PropertyGuru Singapore – cho biết vị trí trung tâm của các địa điểm như vậy, kết hợp với không gian rộng rãi hơn để làm việc từ xa đã khiến cho bất động sản 3 phòng ngủ trở thành một lựa chọn thuận lợi.

“Không gian rộng rãi không còn là một thứ xa xỉ mà là một điều cần thiết”, ông nói và cho rằng: “Như vậy, người mua nhà có thể cho rằng căn hộ 1-2 phòng ngủ là quá nhỏ. Cùng với đó là việc giá trên mỗi m2 của các căn 1-2 phòng ngủ cao hơn nên các căn 3 được ưa chuộng hơn”.

Nhưng điều tương tự lại không xảy ra với các bất động sản 4 phòng ngủ. Giá của các bất động sản này vẫn ổn định trong năm nay, thậm chí một số nơi còn giảm khi người bán tìm cách thu hút người mua cao cấp hơn.

Seoul, Hàn Quốc

Theo nghiên cứu của CNBC, thủ đô Seoul sôi động của Hàn Quốc xếp sau Singapore và là một trong những thành phố có giá bất động sản đắt đỏ ở châu Á – Thái Bình Dương.

Từ Singapore tới Sydney, giá nhà đua nhau tăng vọt - Ảnh 3.

Seoul nổi tiếng với giá bất động sản cao ngất ngưởng (Ảnh: Getty).

Thành phố Đông Á này từ lâu đã nổi tiếng về giá bất động sản cao ngất ngưởng và năm nay cũng không khác gì khi xuất hiện tầng lớp người mua sẵn sàng trả giá chớp nhoáng để mua được.

Các căn hộ một và hai phòng ngủ có diện tích lên tới 99 m2 ở quận Gangnam, khu dân cư giàu có của Seoul, có giá trung bình là 855.000 USD (gần 20 tỷ đồng), theo dữ liệu của ứng dụng bất động sản Hàn Quốc Zigbang tính đến tháng 7.

Trong khi đó, các bất động sản 3-4 phòng ngủ có diện tích từ 99 – 165 m2 có giá khoảng 1,8 triệu USD (hơn 41 tỷ đồng).

Cũng giống như Singapore, tốc độ tăng giá tại Hàn Quốc ít gay gắt hơn tại các bất động sản nhỏ. Trong 6 tháng đầu năm, giá căn hộ một phòng ngủ có diện tích dưới 66 m2 đã tăng 5%.

Các căn hộ officetel kiểu studio hoặc các tòa nhà kết hợp bất động sản thương mại và nhà ở phổ biến đối với những người ở độc thân – tăng 8%. Các bất động sản lớn hơn tăng trung bình 31% hàng năm, trong khi các bất động sản lớn nhất tăng mạnh nhất.

Ông Young-jin Ham – người đứng đầu bộ phận dữ liệu tại Zigbang – cho biết giá bất động sản liên tục tăng là do lãi suất thấp cũng như thanh khoản dồi dào và thiếu giải pháp đầu tư thay thế.

Tuần trước, ngân hàng trung ương Hàn Quốc đã công bố tăng lãi suất chính sách, trở thành nền kinh tế phát triển đầu tiên tăng lãi suất trong kỷ nguyên đại dịch. Điều này được kỳ vọng có thể làm hạ nhiệt cơn sốt trên thị trường bất động sản nước này. Tuy nhiên, ông Ham cho biết ông không thấy giá nhà sẽ sớm giảm xuống.

“Tôi tin rằng thị trường sẽ có biến động. Nhưng tôi chưa thấy giá sẽ giảm trong năm nay. Tôi dự báo xu hướng tăng giá sẽ tiếp tục trong năm nay”, ông nói.

Sydney, Australia

Thành phố ven biển Sydney của Australia là một trong những thị trường bất động sản đắt đỏ nhất nước này. Mặc dù vậy, so với nhiều điểm nóng trong khu vực, bất động sản Sydney vẫn được coi là rẻ hơn.

Từ Singapore tới Sydney, giá nhà đua nhau tăng vọt - Ảnh 4.

So với nhiều điểm nóng trong khu vực, bất động sản Sydney vẫn được coi là rẻ hơn (Ảnh: Getty).

Hồi tháng 6, các căn hộ một và hai phòng ngủ ở Greater Sydney có giá trung bình là 574.246 USD (hơn 13 tỷ đồng), theo dữ liệu của trang bất động sản trực tuyến Domain.

Trong khi đó, giá trung bình của các bất động sản từ 3-4 phòng ngủ là 914.969 USD (21 tỷ đồng).

Trong nửa đầu năm nay, giá bất động sản ở Sydney tăng ở mức khiêm tốn 3% ở các căn hộ 1-2 phòng ngủ nhưng tăng 8% ở các căn hộ 3 phòng ngủ.

Tuy nhiên, giá nhà ở lại tăng mạnh hơn nhiều với mức 15% đối với nhà có 2 phòng ngủ và 27% đối với nhà có 4 phòng ngủ. Điều thú vị là những căn hộ có 4 phòng ngủ có mức tăng giá lớn nhất khi tăng 37% so với cùng kỳ hàng năm.

Ông Nicola Powel – Giám đốc nghiên cứu và kinh tế của Domain cho biết điều này cho thấy các ưu tiên của người mua nhà đã thay đổi và không gian trở thành ưu tiên lớn hơn.

Đài Bắc, Đài Loan

Trong số các thành phố châu Á – Thái Bình Dương mà CNBC nghiên cứu, Đài Bắc là thành phố có giá bất động sản phải chăng nhất.

Từ Singapore tới Sydney, giá nhà đua nhau tăng vọt - Ảnh 5.

Đài Bắc có giá bất động sản phải chăng nhất (Ảnh: Getty).

Theo dữ liệu tháng 6 do Savills tổng hợp, các căn hộ 1-2 phòng ngủ ở Đài Bắc có giá trung bình là 473.500 USD (tương đương 10,8 tỷ đồng). Trong khi đó, các bất động sản 3-4 phòng ngủ có giá trung bình là 977.000 USD (22,4 tỷ đồng).

Giá bất động sản nói chung trên toàn thành phố đã tăng khoảng 4,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, các bất động sản mới có nhu cầu cao hơn, khiến mức giá tăng 10,4%, gấp đôi so với mức tăng chung của thị trường.

Bà Erin Ting – Trưởng bộ phận nghiên cứu tại Savills Đài Bắc – cho biết lãi suất thấp cùng với các gói kích thích kinh tế do đại dịch và căng thẳng thương mại Mỹ – Trung khiến các công ty công nghệ chuyển sang Đài Loan, thúc đẩy giá bất động sản nơi đây tăng mạnh.

Theo bà, xu hướng tăng giá này sẽ còn tiếp tục. “Mặc dù giá nhà trung bình trong tháng 7 chưa được công bố nhưng tôi nghĩ rằng giá sẽ tiếp tục tăng”, bà Ting nói.

👉 👉 Dòng tiền ‘đua nhau’ chảy vào Bất động sản sau dịch


Theo các chuyên gia nhận định, thị trường bất động sản đã có thời gian dài bị nén bởi dịch bệnh và có thể ‘bật dậy’ bất cứ lúc nào.

Chỉ cần một tín hiệu khả quan về kiểm soát dịch bệnh và tình hình vacxin trở nên dễ thở hơn cũng chính là lúc các nhà đầu tư bất động sản dồn tổng lực vào thị trường nhất là khi lãi suất tiền gởi đã không khiến các nhà đầu tư mặn mà trong suốt thời gian qua.

Bất động sản sẽ “bùng nổ”

Thị trường Bất động sản được ví như “một quả bóng” và dịch Covid-19 như sự đè nén lên quả bóng đó. Chính vì thế, nhiều chuyên gia dự đoán khi dịch bệnh được kiểm soát, sức bật của Bất động sản sẽ vô cùng mạnh mẽ.

Thời điểm hiện tại, TP.HCM và các tỉnh thành miền Nam đang đối diện với đợt bùng phát dữ dội của đại dịch. Tuy nhiên, trong nhiều tuần qua đã có hàng loạt biện pháp kiểm soát dịch bệnh nghiêm ngặt được áp dụng, cộng thêm thông báo của Bộ Y tế trong quý IV nước ta sẽ tiếp nhận số lượng lớn vắc xin ước tính khoảng 20 đến 50 triệu liều/tháng, điều này đã tạo niềm tin mạnh mẽ đối với nhà đầu tư trên thị trường.Dòng tiền đua nhau chảy vào Bất động sản sau dịch - Ảnh 1.

Lựa chọn kênh đầu tư tốt là “bài toán” khó với các nhà đầu tư

Anh Nguyên Hùng – một nhà đầu tư có gần chục năm kinh nghiệm – chia sẻ: “Nhìn vào các quốc gia đã kiểm soát được dịch có thể thấy xã hội ổn định trở lại thì thị trường bất động sản sẽ thật sự “bùng nổ”. Do đó, đây là thời điểm lý tưởng nhất để chuẩn bị mọi thứ cho cuộc đua sắp đến”.

Đúng như anh Hùng chia sẻ, theo dữ liệu của Hiệp hội Môi giới quốc gia Mỹ (NAR) công bố vào cuối tháng 7 vừa qua, doanh số bán nhà tại quốc gia này tăng cao kỷ lục, với giá bán trung bình một căn tăng đến 23.4% ngay khi dịch bệnh vừa được kiểm soát.

Song song đó, mới đây một loạt ngân hàng đã thông báo giảm lãi suất cho vay vì ảnh hưởng của dịch bệnh, đưa mặt bằng lãi suất về chỉ từ 4%/năm – mức thấp nhất trong gần 2 năm qua. Chưa kể, một số ngân hàng đã giảm lãi suất huy động tiết kiệm tiền đồng thêm 0,1-0,2% điều này trở thành “chất xúc tác” khiến các nhà đầu tư quyết định tìm nơi đến “lý tưởng” cho đồng tiền của mình.

Khi mà tiết kiệm không còn là kênh đầu tư hấp dẫn, thị trường chứng khoán trở nên “tăng nóng” và khó đoán định. Theo thống kê, tổng số tài khoản mở mới 6 tháng đầu năm đến nay lên tới gần 620.000 tài khoản, tăng 58% so với số lượng của cả năm 2020, tuy nhiên đây lại không phải là kênh đầu tư ổn định lâu dài mà các nhà đầu tư có tầm nhìn hướng đến.

Anh Nguyên Phong – một chuyên gia môi giới đầu tư lý giải: “Thị trường chứng khoán tăng giảm thất thường và vô cùng khó đoán. Trong khi đó, thị trường bất động sản chỉ có 2 xu hướng, hoặc là đứng giá hoặc là tăng bền vững. Chưa kể, đây còn được xem như “tài sản” đảm bảo cho tương lai. Vậy nên nhiều nhà đầu tư hiểu về thị trường sẽ chọn “bến đỗ” cuối cùng là bất động sản, đặc biệt là khi dự báo ngành này sẽ tăng mạnh chỉ trong thời gian ngắn sắp tới”.

Dòng tiền đua nhau chảy vào Bất động sản sau dịch - Ảnh 2.

Bất động sản luôn là kênh đầu tư an toàn – an tâm

Dự án tiềm năng – “chọn mặt gửi vàng”

Bởi ảnh hưởng của dịch bệnh khiến nhiều dự án bất động sản tại các tỉnh miền Nam bị chậm trễ thi công và ảnh hưởng lớn đến tiến độ bàn giao thực tế. Thêm nữa, giá nguyên vật liệu xây dựng tăng “chóng mặt” trên 30% tạo sức ép tăng giá lên gói sản phẩm tung ra thị trường.

Vậy nên, các nhà đầu tư dành nhiều tâm sức nghiên cứu kỹ lưỡng sản phẩm và năng lực chủ đầu tư, cũng như sự cam kết lâu dài trước khi xuống tiền “giữ chỗ”.

Do đó, bất kỳ chủ đầu tư nào có thể cam kết bàn giao đúng tiến độ cộng thêm vị trí chiến lược, công trình bài bản và tích hợp nhiều tiện ích nổi trội chắc chắn sẽ được nhà đầu tư đặc biệt chú ý. Đơn cử như Chủ đầu tư dự án Charm City (Bình Dương) từng “gây sốt” thị trường khi liên tục cam kết tiến độ xây dựng, chất lượng công trình cũng như việc đảm bảo bàn giao nhà đúng tiến độ bất chấp tình hình vật liệu xây dựng tăng cũng như dịch bệnh trong thời gian qua.

Có thể thấy việc lựa chọn được dự án tiềm năng với tiến độ thi công đảm bảo trong và sau giai đoạn dịch bệnh trở thành “bài toán” cân não với không ít nhà đầu tư. Do đó lời khuyên của các chuyên gia là nên lắng nghe nhiều thông tin, kiểm tra kỹ lưỡng về dự án cũng như năng lực tài chính và chiến lược của chủ đầu tư trước khi “xuống tiền”.

👉 👉 Nhà đất vẫn tăng giá trong đại dịch


Nhà mặt phố, nhà riêng lẻ trong khu dân cư vẫn tăng về nguồn cung và nguồn cầu tại cả Hà Nội và TP HCM. Nhà liền thổ trong các khu đô thị, dự án ghi nhận sụt giảm nguồn cung tại khu vực TP HCM và vùng lân cận nhưng giá bán vẫn tăng do người Việt có tâm lý ưu tiên loại hình này hơn.

Nhà đất vẫn tăng giá trong đại dịch

Nhà mặt phố, nhà riêng tăng cung tăng cầu

Quý II, thị trường nhà mặt phố, nhà riêng trong khu dân cư tại Hà Nội và TP HCM vẫn ghi nhận những tín hiệu khả quan về giá bán, tốc độ tăng giá hơn loại hình khác, theo báo cáo từ Batdongsan.com.vn.

Tại Hà Nội, thị trường sôi động hơn khi nhiều người quan tâm hơn tới 2 loại hình này. Mức độ quan tâm (đại diện nguồn cầu) nhà riêng tăng 17% còn nhà mặt phố tăng tới 33%. Lượng tin đăng (đại diện nguồn cung) cũng tăng 45 – 49% so với quý liền trước.

Giá rao bán ở nhiều khu vực cũng tăng so với quý trước. Ở nhà mặt phố, quận Ba Đình có giá rao bán cao nhất, tới 374 triệu đồng/m2, tăng tới 10%. Các quận Tây Hồ, Đống Đa, Hai Ba Trưng cũng có mức giá rao bán cao, khoảng 290 – 370 triệu đồng/m2, tăng 4 – 5% quý trước. Các quận vùng ven như Hà đông, Long Biên, Thanh Xuân cũng ghi nhận tình trạng giá rao bán tăng 3 – 5%, trong khoảng 150 – 220 triệu đồng/m2.

Nhà đất vẫn tăng giá trong đại dịch - Ảnh 1.
Giá rao bán nhà mặt phố, nhà riêng tại Hà Nội. Nguồn: Batdongsan.com.vn

Đối với nhà riêng, giá rao bán tại Cầu Giấy cao nhất, lên tới 159 triệu đồng/m2, tăng 7%. Các quận nội thành khác như Tây Hồ, Đống Đa, Hai Bà Trưng cũng tăng 5 – 6%, ghi nhận mức giá khoảng 130 – 150 triệu đồng. Các quận ngoại thành cũng tăng 3 – 6% giá rao bán, mức giá cao nhất lên tới 120 triệu đồng/m2 tại Thanh Xuân.

Batdongsan.com.vn ghi nhận giá rao bán nhà riêng tại Hà Nội cao hơn 2 lần so với giá chung cư , đồng thời tốc độ tăng giá cũng cao hơn. Một số quận như Đống Đa, Hoàng Mai, Thanh Xuân có tốc độ tăng giá 5 – 6% theo quý.

Tại TP HCM, tình trạng trên cũng xảy ra tương tự Hà Nội nhưng sự thay đổi nhỏ hơn. Mức độ quan tâm tăng 4% với nhà riêng và 12% với nhà mặt phố, lượng tin đăng tăng 13 – 14% so với quý liền trước. Giá rao bán nhà mặt phố tại các quận trung tâm tăng 4 – 5%, cao nhất tại quận 5 là 334 triệu đồng/m2. Nhà riêng cũng tăng giá rao bán 3 – 5%, cá biệt quận 4 tăng tới 11% và đạt giá trị cao nhất, lên 198 triệu đồng/m2.

Nhà đất vẫn tăng giá trong đại dịch - Ảnh 2.
Giá rao bán nhà mặt phố, nhà riêng tại TP HCM. Nguồn: Batdongsan.com.vn

Nhà liền thổ tăng giá bán

Nguồn cung nhà liền thổ (biệt thự, nhà liền kề, nhà phố thương mại) theo Savills Việt Nam có sự sụt giảm mạnh. Lượng giao dịch cũng thấp trong 6 tháng đầu năm, chỉ đạt khoảng 500 căn, giảm 50% so với cùng kỳ.

Bà Võ Thị Khánh Trang, Phó giám đốc Bộ phận Nghiên cứu Savills Việt Nam cho biết do lượng tồn kho ít nên không có nhiều sự tăng giá trong những sản phẩm đang chào bán. Tuy nhiên, giá bán tại thị trường thứ cấp lại có mức tăng giá khá ấn tượng, khoảng 13% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên do bởi người Việt Nam vẫn ưu tiên nhà ở liền thổ hơn. Do đó, những sản phẩm nhà phố, đặt biệt là các sản phẩm được phát triển trong các dự án rất được nhà đầu tư quan tâm, tỷ lệ hấp thụ cũng rất tốt.

Nhà đất vẫn tăng giá trong đại dịch - Ảnh 3.

JLL cũng ghi nhận giá bán sơ cấp trung bình của nhà liền thổ TP HCM và các tỉnh lân cận trong quý II vào khoảng 65 triệu đồng/m2, tăng 16% cùng kỳ năm trước và 8% so với quý liền trước. Mức tăng này chủ yếu đến từ các dự án quy mô lớn ở TP Thủ Đức, Đồng Nai, Long An và những dự án nằm ở khu vực có mật độ đô thị hóa cao như ở Bình Dương. Trong đó, nhà sơ cấp tại TP HCM vào khoảng 136 triệu đồng/m2, gấp 2 – 3 lần các tỉnh lân cận như Bình Dương, Đồng Nai, Bà Bịa – Vũng Tàu.

Từ nửa cuối năm 2021 đến 2023, Savills cho rằng nguồn cung nhà ở liền thổ vẫn tập trung chủ yếu tại khu Đông của TP HCM, chiếm khoảng 32% trên tổng số nguồn cung mới. Bà Trang chia sẻ thêm các doanh nghiệp phát triển đổ dồn về khu Đông là kết quả kế thừa của sự phát triển hạ tầng trong thời gian vừa qua, cũng như mức độ đô thị hóa ở khu vực này đang phát triển rất nhanh. Nhìn vào kế hoạch phát triển hạ tầng tại TP HCM từ nay đến năm 2025, nhiều dự án hạ tầng lớn tại khu Đông cũng đang nằm trong kế hoạch. Do vậy, Savills kỳ vọng rằng việc nâng cấp, mở rộng những tuyến đường lớn này sẽ giúp thị trường bất động sản nơi đây phát triển tốt hơn trong tương lai.

Còn JLL dự đoán quỹ đất hạn chế ở TP HCM và sự gia nhập của các dự án tích hợp chất lượng cao ở các tỉnh vệ tinh, giá bán sơ cấp trung bình của loại hình nhà liền thổ tại khu vực miền Nam được dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ.

Theo Lê Xuân

👉 Dịch Covid-19 diễn biến phức tạp ở Tp.HCM, hàng loạt đại gia BĐS chung tay ủng hộ đẩy lùi dịch bệnh.


Hưng Thịnh, Nam Long, Đại Phúc, Phát Đạt, Phú Long … cùng loạt doanh nghiệp BĐS khác đã và đang chung tay cùng Chính phủ chia sẻ những khó khăn trong đại dịch Covid-19 cùng người dân. Với tinh thần vì cộng đồng, làm điều tử tế, những sẻ chia của doanh nghiệp lúc này đáng quý biết bao!.

Dịch Covid-19 diễn biến phức tạp ở Tp.HCM, hàng loạt đại gia BĐS chung tay ủng hộ đẩy lùi dịch bệnh

Hơn 1 tháng qua, dù đã thực hiện giãn cách nhưng dịch bệnh vẫn chưa được kiểm soát. Tp.HCM đã trưng dụng các chung cư tái định cư, chung cư làm bệnh viện dã chiến điều trị Covid-19. Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị 16, áp dụng tại Tp.HCM bắt đầu từ 0h ngày 9/7. Và từ 19/7, tiếp tục cách ly xã hội nhiều tỉnh thành khu vực phía Nam.

Đồng hành cùng Chính phủ chống dịch, bên cạnh ủng hộ chi phí mua vaccine, doanh nghiệp BĐS còn đóng góp bằng nhiều hành động động thiết thực khác. Chẳng hạn như hỗ trợ vật tư, trang thiết bị y tế, lương thực – thực phẩm, giúp đỡ đội ngũ y bác sĩ, người dân trong các khu cách ly…, mỗi hành động, nghĩa cử đều thể hiện sự chung tay, tinh thần “tương thân tương ái” vì cộng đồng lúc hoạn nạn, khó khăn. 

Mới đây, Tập đoàn Nam Long tiếp sức 5.500 bộ phòng bộ, 5.000 khẩu trang, 15.000 đôi găng tay, hơn 300 trang thiết bị khám chữa bệnh như máy thở HFNC, máy đo oxy SpO2, nhiệt kế, máy đo huyết áp… cùng thực phẩm đến các bệnh viện tuyến đầu chống dịch tại Tp.HCM, gồm bệnh viện Nhiệt Đới, Gia Định, Nhi Đồng 2, Y Dược, Hùng Vương, BV Điều trị Covid Cần Giờ, Củ Chi, Bình Dương, Q.12 

Đây là những hoạt động nằm trong chuỗi chiến dịch “Nam Long tiếp sức vượt đại dịch Covid-19” đã được tập đoàn khởi xướng từ năm 2020. Tính đến tháng 7/2021, Nam Long nâng tổng mức ngân sách cho chiến dịch này lên 17 tỷ đồng. 

Ngoài ra, hàng ngàn phần qua là lương thực, thực phẩm và các gian hàng 0 đồng được lập ra để hỗ trợ các block chung cư bị phong tỏa như EHome 3, EHome 4, EHomeS Phú Hữu, EHomeS Nam Sài Gòn, Mizuki Park,…. với con số hơn 16 tấn gạo, 8 tấn khoai, 8.400 hộp thực phẩm đóng hộp,…Tấm lòng san sẻ này là động lực để cộng đồng cư dân Nam Long vững tâm vượt qua đại dịch Covid-19. 

Dịch Covid-19 diễn biến phức tạp ở Tp.HCM, hàng loạt đại gia BĐS chung tay ủng hộ đẩy lùi dịch bệnh - Ảnh 1.

Trước đó, doanh nghiệp này đã ủng hộ 5 tỷ đồng vào quỹ vaccine thông qua Ủy ban MTTQ Việt Nam Tp.HCM; đồng thời, hỗ trợ vật tư y tế trị giá gần 2 tỷ đồng cho tỉnh đoàn, Hội LHTN Việt Nam tỉnh Bắc Giang để triển khai hoạt động phòng chống dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh. 

Theo ông Trần Xuân Ngọc, Tổng giám đốc Tập đoàn Nam Long, doanh nghiệp nhận lại vô số điều ý nghĩa sau khi triển khai chiến dịch “Nam Long tiếp sức vượt đại dịch Covid-19”Khi kích hoạt những chiến dịch xã hội diện rộng đầu tiên, chúng tôi thấm thía thêm tinh thần về sự tử tế. 

“Chiến dịch này thể hiện sự đồng lòng của Nam Long, không chỉ ở ý chí của ban lãnh đạo mà còn lan tỏa tinh thần chung tay đến toàn bộ nhân viên. Các thành viên không chỉ gắn kết với nhau trong công việc, mà trên hết còn đồng lòng vì một mục tiêu lớn lao là giúp ích cho cộng đồng, xã hội”, ông Ngọc chia sẻ. 

Tương tự, tiếp nối các hoạt động chung tay đẩy lùi Covid-19, Tập đoàn Vạn Phúc mới đây đã tiến hành trao tặng 2 hệ thống xét nghiệm Covid -19 cho Bệnh viện TP.Thủ Đức và Bệnh viện Lê Văn Thịnh với tổng giá trị hơn 6 tỷ đồng. 

Theo đại diện Van Phuc Group, doanh nghiệp cũng là một trong những đơn vị chịu nhiều ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19 nhưng vẫn luôn sẵn sàng chung tay cùng cộng đồng phòng chống dịch. Thông qua việc trao tặng hệ thống máy xét nghiệm Covid-19 hiện đại, Tập đoàn Vạn Phúc mong muốn hỗ trợ kịp thời đội ngũ y, bác sĩ đẩy nhanh quá trình xét nghiệm và phát hiện trường hợp nhiễm Covid-19 nhanh chóng, chính xác, hiệu quả, qua đó góp phần giảm thiểu nguy cơ lây lan dịch bệnh trong cộng đồng.

Được biết, từ đầu năm đến nay, Van Phuc Group đã ủng hộ hơn 10 tỷ đồng cho công tác phòng chống dịch bệnh Covid -19 trên địa bàn Tp.HCM, trong đó đã ủng hộ 5 tỷ đồng Quỹ Vaccine Covid-19 cho MTTQ Việt Nam, Tp.Thủ Đức. 

Dịch Covid-19 diễn biến phức tạp ở Tp.HCM, hàng loạt đại gia BĐS chung tay ủng hộ đẩy lùi dịch bệnh - Ảnh 2.

Trước đó, đơn vị này cũng đã trao tặng 100 tấn gạo cho người dân có hoàn cảnh khó khăn và 2.000 bộ quần áo bảo hộ cùng đội ngũ y – bác sĩ tuyến đầu chống dịch Covid-19 tại Tp.HCM với tổng giá trị là 1,5 tỷ đồng trong chương trình “Thực phẩm miễn phí cùng cả nước chống dịch” và chương trình “Tổ quốc cần, cả nước chung tay” do Báo Người Lao Động triển khai… 

Chia sẻ theo một cách khác, Công ty Phú Long lại dành những bữa cơm yêu thương san sẻ đến người dân, y bác sĩ. 

Theo đơn vị này, thực hiện chỉ thị 16, toàn Tp.HCm đang giãn cách xã hội, các bác sĩ đang ngày đêm chiến đấu tại tuyến đầu chống dịch. Hàng trăm ngàn người bị cách ly, phong toả, không có việc làm, không có cơm ăn. Trong “tâm bão” của dịch bệnh lần này, với tình yêu thương, trách nhiệm xã hội, “chia sẻ để gần nhau hơn”, Công ty Phú Long, Quỹ Phúc Tâm cùng với Hội từ thiện Tường Nguyên tiếp tục hành trình thiện nguyện với chương trình “Bữa cơm yêu thương” tại Bếp ăn từ thiện Phú Long trên đường Nguyễn Hữu Thọ, xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè. 

Chương trình đã bắt đầu hơn 1 tháng nay với hơn 6,000 suất cơm mỗi ngày, được chuyển đến những người bán vé số, nhặt ve chai, những hoàn cảnh lang thang, nghèo khó trong địa phương huyện Nhà Bè, Quận 7, Quận 4, Quận 8 và những bệnh nhân và thân nhân ở các bệnh viện Ung Bướu, Chấn Thương Chỉnh hình; các y bác sĩ, điều dưỡng ở các bệnh viện Dã chiến. 

Và kể từ ngày 15/7 cho đến khi hết thời gian giãn cách xã hội, Bếp ăn từ thiện Phú Long ngày nào cũng sẽ đỏ lửa từ sáng sớm đến đêm khuya để kịp tăng cường thêm gần 15,000 – 17,000 suất cơm sáng, trưa, chiều gửi đến các hộ gia đình khó khăn trong tất cả các khu cách ly trên khắp các địa bàn Tp.HCM, các y bác sĩ, điều dưỡng tại bệnh viện Trưng Vương, Nhi Đồng, Phục Hồi Chức Năng Bệnh Nghề Nghiệp Q8 và tại các bệnh Dã Chiến vừa thành lập như Bệnh viện Dã Chiến Q2, Tăng Bạt Hổ Q4, Thủ Đức… 

Bên cạnh đó, Chương trình còn gửi tặng mội hộ gia đình nghèo trong các khu vực bị phong tỏa một phần quà gồm 10 ký gạo, thùng mì, bột nêm, nước tương, nước mắm, dầu ăn… nhằm đảm bảo cuộc sống, cùng nhau chống chọi vượt qua đại dịch. Các suất ăn chay, mặn và các phần quà sẽ được các đội xe tình nguyện nhận, chuyên chở và phân phối đến các khu cách ly, bệnh viện dã chiến ở trên các địa bàn Thành phố theo số liệu đăng ký cập nhật trước đó. 

Dịch Covid-19 diễn biến phức tạp ở Tp.HCM, hàng loạt đại gia BĐS chung tay ủng hộ đẩy lùi dịch bệnh - Ảnh 3.

Theo đơn vị này, cuộc chiến chống Covid – 19 có thể còn kéo dài, những suất cơm nghĩa tình vẫn đều dặn mỗi ngày chuyển tới những người yếm thế trong xã hội, các y bác sĩ nơi tuyến đầu,… để cùng nhau chia sẻ yêu thương, và không ai bị bỏ lại phía sau. Trong lúc đất nước gặp khó khăn thì điều thiện, cái đẹp được lan tỏa trong cộng đồng xã hội, chính những liều thuốc tinh thần quý giá, giúp dịch bệnh sớm được đẩy lùi. 

Hay, mới đây, Kim Oanh Group đã trao 10.000 bộ kit test nhanh Covid-19 cho Bệnh viện Đại học Y dược Tp.HCM thể hiện tinh thầnh tương ái của doanh nghiệp giữa đại dịch. 

Cùng thời điểm, Tập đoàn này cũng tiếp tục trao hỗ trợ 800 bộ kit xét nghiệm cho lực lượng y tế thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương. Trước đó hưởng ứng lời kêu gọi của Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Tập đoàn Địa ốc Kim Oanh đã hỗ trợ 7 tỷ đồng mua vaccine tặng nhân dân các tỉnh Điện Biên, Đồng Nai và Bình Dương.

Tiếp sức cùng Chính phủ và toàn dân chống dịch Covid-19, Công ty Cổ phần Phát triển BĐS Phát Đạt (HOSE: PDR) cũng đã hỗ trợ bằng những hành động tích cực. Tính đến nay, doanh nghiệp này đã tài trợ, ủng hộ tổng cộng hơn 12,6 tỷ đồng, trong đó tài trợ trang thiết bị y tế cho TP. Thuận An, Tp. thủ Dầu Một, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bình Dương với tổng giá trị hơn 7,8 tỷ đồng; ủng hộ 2 tỷ đồng động viên, khích lệ các cán bộ nhân viên Sở Y tế Tp.HCM và các đơn vị trực thuộc tham gia công tác phòng, chống dịch Covid-19 của ngành Y tế Tp.HCM; 200 triệu đồng ủng hộ chương trình “Siêu thị 0 đồng”… Đồng thời, tài trợ trang thiết bị y tế tại Trà Vinh, Đồng Tháp, cùng hiện kim cho các quỹ phòng chống Covid-19 tại Bình Định, Quảng Ngãi… 

Dịch Covid-19 diễn biến phức tạp ở Tp.HCM, hàng loạt đại gia BĐS chung tay ủng hộ đẩy lùi dịch bệnh - Ảnh 4.

Những hành động, nghĩa cử cao đẹp của các doanh nghiệp BĐS đang tiếp sức cho tuyến đầu chống dịch Covid-19

Một ông lớn BĐS khác là Tập đoàn Hưng Thịnh cũng đã thể hiện loạt hành động ý nghĩa, chia sẻ với cộng đồng trong đại dịch Covid-19. Cụ thể, Tập đoàn này đã đóng góp 50 tỷ đồng cho Quỹ Vắc-xin phòng, chống Covid-19 của Chính phủ, dành ngân sách 50 tỷ đồng trao tặng cho MTTQ Việt Nam Tp.HCM để hỗ trợ công tác phòng chống dịch bệnh, trao tặng 2.000 bộ kit xét nghiệm Covid-19 cho tỉnh Lâm Đồng, trao 4.000 khay thử xét nghiệm SAR-Cov-2 cho tỉnh Phú Yên, trao 8.000 khẩu trang 3M và và hơn 2.000 bộ trang phục phòng hộ y tế cho thị xã Hoài Nhơn (tỉnh Bình Định), tặng 5 tỷ đồng cho Quỹ phòng chống Covid-19 tỉnh Lâm Đồng, tặng 1 tỷ đồng cho Bộ đội biên phòng tại tuyến biên giới Tây Nam…. Tổng mức tài trợ công tác phòng, chống dịch Covid-19 của Tập đoàn Hưng Thịnh từ đầu năm đến nay lên đến khoảng hơn 115 tỷ đồng. 

Những hành động thiết thực, kịp thời của các doanh nghiệp nói chung, doanh nghiệp BĐS nói riêng đã và đang thể hiện trách nhiệm với cộng đồng xã hội, với đất nước trong những giai đoạn khó khăn nhất; góp phần ngăn chặn, đẩy lùi dịch Covid-19.

Diễn biến bất ngờ các phân khúc BĐS trong mùa dịch COVID-19

Hạ Vy

👉 👉 Dự Án Đô Thị Bình Phước Tâm Điểm Sức Hút Mùa Dịch Ncovi19


Thị trường bất động sản cũng bị biến động do giãn cách xã hội và nhiều tỉnh thành hạn chế đi lại. Nhưng điều bất ngờ là một số dự án vẫn tạo được sức hút mạnh mẽ, trở thành tâm điểm đầu tư ngay cả trong mùa dịch. Các dự án đô thị ở Bình Phước đang là tâm điểm thu hút nhà đầu tư nhờ có những dự án đô thị quy mô lớn, điểm đến của nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước…

Thị trường bất động sản dù không sôi động như trong những tháng đầu năm 2021, nhưng nhiều chuyên gia bất động sản vẫn cho rằng, sức hút các dự án bất động sản ở các tỉnh thành lân cận các đô thị lớn vẫn lớn.

Điều này cũng xuất phát từ xu hướng sở hữu “ngôi nhà thứ hai” của các cư dân ở đô thị, nơi bị sức ép về không gian nhà ở, áp lực cần không gian giãn cách, và mức giá đang quá cao, không tiềm năng trong đầu tư…

Mặt khác, hiện nay các kênh đầu tư khác như chứng khoán, vàng không ổn định, khó nắm bắt; lãi suất tiền gửi tiết kiệm vẫn với mức lãi suất thấp dưới 6.5%/năm, sản xuất kinh doanh đình trệ dẫn đến xu hướng các nhà đầu tư dịch chuyển dòng tiền vào lĩnh vực bất động sản ngày càng nhiều vì đây là kênh đầu tư được cho là an toàn và giá nhà đất lại có xu hướng tăng theo thời gian.

So với các đợt dịch trước, lần dịch này, nhiều doanh nghiệp bất động sản đã có kinh nghiệm chuyển đổi phương thức tiếp thị và bán hàng thích ứng với hoàn cảnh của dịch bệnh.

Ông Nguyễn Văn Thông, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Thiên An Holdings, đơn vị phát triển Đại đô thị sinh thái toàn diện Felicia City Bình Phước (Khu đô thị TM-DV Mỹ Lệ) cho biết, trong đợt dịch lần thứ 4, doanh nghiệp bất động sản vững tâm hơn và chủ động ứng phó với dịch bệnh.

Các kênh giới thiệu dự án và tiếp cận khách hàng được doanh nghiệp triển khai trên nền tảng ứng dụng công nghệ 4.0, các chương trình giới thiệu trực tuyến, livetream được thực hiện để khách hàng quan tâm có điều kiện tiếp cận đầy đủ pháp lý, tiện ích, tư vấn của chuyên viên, cam kết của chủ đầu tư…

Qua đó cũng giúp khách hàng tiết kiệm được thời gian, chi phí đi lại. Tuy nhiên, các dự án tạo được sức hút cần có chủ đầu tư uy tín và có pháp lý minh bạch, đảm bảo đúng theo tiến độ của dự án…

Dự án đô thị ở Bình Phước vẫn là tâm điểm sức hút mùa dịch - Ảnh 3

Cũng theo ông Nguyễn Văn Thông, Trong hai năm gần đây, tỉnh Bình Phước trở thành 1 trong những địa phương dẫn đầu về thu hút đầu tư ở các tỉnh phía Nam, đột phá về cải cách thủ tục hành chính, nhiều chính sách “trải thảm đỏ” thu hút đầu tư.

Theo UBND tỉnh Bình Phước, trong quý I/2021, tỉnh đã thu hút 24 dự án đầu tư FDI với số vốn đăng ký 325,72 triệu USD, tăng 71,4% số dự án và tăng 671,8% so cùng kỳ năm 2020, đạt 162,9% kế hoạch năm 2021. Tháng 12-2020, tỉnh Bình Phước đã trao quyết định cho 35 nhà đầu tư, thực hiện 46 dự án với tổng vốn đăng ký 46.276 tỷ đồng, tương đương 2 tỷ USD.

Giữa tháng 5-2021, UBND tỉnh Bình Phước đã công bố dẫn đầu cả nước trong thực hiện chuyển đổi số, kết nối Cổng dịch vụ Công Quốc gia, thực hiện các dịch vụ công trên môi trường điện tử, đáp ứng các yêu cầu của doanh nghiệp, người dân. Hơn nữa, để đáp ứng cho định hướng phát triển, thu hút đầu tư, tỉnh Bình Phước đã triển khai mở rộng các khu công nghiệp, tập trung hoàn thiện hạ tầng giao thông…

Mặt khác, các dự án giao thông kết nối vùng, các trục giao thông trọng điểm của tỉnh Bình Phước đến các địa phương khác thuận lợi hơn, chỉ cách TPHCM 120 km, cách TP Thủ Dầu Một hơn 100km, cách trung tâm TP Đồng Xoài hơn 30km… đã giúp nhiều nhà đầu tư, người dân chọn Bình Phước là nơi đầu tư, sinh sống lý tưởng trong thời gian tới.

Dự án đô thị ở Bình Phước vẫn là tâm điểm sức hút mùa dịch - Ảnh 4

Với tiềm năng to lớn trên, Tập đoàn Thiên An Holdings đã quyết định cùng chủ đầu tư Công ty TNHH Mỹ Lệ, doanh nghiệp đa ngành hàng đầu tỉnh Bình Phước phát triển dự án Đại dự án đô thị sinh thái Felicia City Bình Phước (Khu đô thị TM-DV Mỹ Lệ).

Ngay trong mùa dịch, dự án vẫn tạo được sức hút khi hàng nghìn khách hàng chủ động liên hệ và được nhân viên tư vấn. Nhiều diễn đàn và trên mạng xã hội đã có những chủ đề thảo luận về sự đặc biệt và tiềm năng đầu tư, tiện ích an cư lý tưởng, pháp lý của dự án này.

Dự án có quy mô đầu tư phát triển trên quy mô quỹ đất rộng 45,93 ha với 1.499 sản phẩm gồm: 219 căn biệt thự, 1.066 căn nhà ở kết hợp thương mại và 218 căn nhà ở xã hội; cùng chuỗi tiện ích nội khu: khu thương mại phức hợp với tầng trên có sky bar, trường học liên cấp chất lượng cao, hai công viên trung tâm kết hợp hồ sinh thái, khu nông nghiệp xanh công nghệ cao, Bảo tàng Điều, Phòng khám đa khoa quốc tế…

Điểm cuốn hút ở dự án Đại dự án đô thị sinh thái Felicia City Bình Phước còn nằm ở việc chủ đầu tư và đơn vị phát triển dự án đã kiến tạo lợi ích cho nhà đầu tư trong thời gian tới thông qua hàng loạt chính sách hỗ trợ tiếp cận nguồn vốn, phương thức đặt chỗ ưu tiên, lựa chọn chốn an cư lý tưởng trong môi trường sống văn minh, đạt chuẩn đầu tiên ở Bình Phước.

Nguồn

Cohoi.tuoitre.vn/